I. SƠ LƯỢC VỀ TƯỢNG BẮC TÔNG CỔ MIỀN BẮC:
Có sự khác biệt giữa ngôi chùa Việt ở Bắc Bộ và chùa trong Nam Bộ, cụ thể tượng Phật chùa Việt ở miền Bắc có cả loại phàm tướng lẫn loại thần tướng. Ngôi chùa Việt truyền thống ở miền Bắc thờ phụng không những các vị Phật và Bồ tát cũng như các vị hộ trì Phật pháp, mà còn nhiều vị thần của các tôn giáo, tín ngưỡng khác và các tôn tượng thờ có đặc điểm như sau:
- Tượng thờ diễn tả lịch sử Đức Phật Thích Ca
- Tượng thờ diễn tả lịch sử Phật giáo Đại thừa
- Nơi hội tụ của hai dòng nhân vật Phật giáo Đại thừa: Nhân-Thần và Thần-Nhân
- Sự hỗn dung giữa ba tông phái tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam: Thiền-Tịnh-Mật
- Sự hỗn dung giữa Phật giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng Tứ Pháp, Đạo giáo, Nho giáo và Đạo Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu để tồn tại và phát triển, từ thế kỷ XVII, Mẫu đã bước vào chùa nương bóng Phật. Đây là sự kết hợp hai chiều giữa đạo Phật và đạo Mẫu. Với những nét đặc sắc như vậy, Phúc Minh tạo một chuyên trang chỉ giới thiệu về các tượng tại ngôi Chùa Việt ở Bắc Bộ.
Tượng Phúc Minh được chắt lọc tinh hoa cổ và kết hợp với kiến thức, tay nghề khéo léo hiện đại để tạo ra những tôn tượng có độ thẩm mỹ hiện đại nhưng có tinh thần của tượng cổ xưa
- Hầu hết các mẫu đều đã Đăng ký Bản quyền
- Tượng có 3 phiên bản: Thếp vàng, Giả cổ theo niên đại thế kỷ 17-18 và Sơn PU bóng mờ 100%.
II. NHỮNG DÒNG TƯỢNG PHÚC MINH TẠC:
- Tam Thế Phật
- Di Đà Tam Tôn (Tây Phương Tam Thánh)
- Phật Thích Ca và 2 Đại Đệ tử ( A Nan và Ca Diếp)
- Hoa Nghiêm Tam Thánh
- Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đế Thích
- Tòa Cửu Long (giản lược)
- Đức Chúa Ông và Già Lam – Chân Tể
- Đức Thánh Hiền và Diện Nhiên Đại sĩ – Bà La Môn
- Thập Điện Minh Vương
- Phật bà Nghìn tay Nghìn mắt
- Địa tạng Vương ngồi trên Đế thính
- Hộ Pháp Trừng Ác và Khuyến Thiện
- Thánh Tăng – Giám Chai
- Thập Bát La Hán
- Tam Tổ Trúc Lâm (Phật hoàng Trần Nhân Tông – Tổ Pháp Loa – Tổ Huyền Quang)
- Tổ Khương Tăng Hội
- Tổ Kiều Đàm Di
- Tổ Bồ đề Đạt Ma
- Tam Tòa Thánh Mẫu
- Ngũ Vị Tôn Ông
- Tứ Phủ Thánh Chầu
- Tứ Phủ Thánh Hoàng
- Tứ Phủ Thánh Cô – Tứ Phủ Thánh Cậu
- Đức Thánh Trần
- Ban Sơn Trang
- Ngũ Hổ và Ông Lốt
III. NHỮNG PHONG CÁCH THẾP VÀNG ĐỀ XUẤT:
Nhấn vào đây để xem đề xuất 6 phong cách thếp vàng và 1 phong cách giả cổ của Phúc Minh.
IV. HÌNH ẢNH CÁC TƯỢNG TIÊU BIỂU PHÚC MINH ĐÃ LÀM
1. Tam Thế Phật (theo chiều Không gian và Thời gian)
Bộ tôn tượng được kế thừa tinh hoa từ tượng Phật A Di Đà – Chùa Thầy (Hà Nội) niên đại đầu thế kỷ 17 và Chùa Ngọc Khám (Bắc Ninh) niên đại đầu thế kỷ 17.
2. Quan âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát
Bộ tôn tượng được kế thừa tinh hoa từ tượng Quan âm Bồ tát – Chùa Tây Phương (Hà Nội) niên đại cuối thế kỷ 18.
3. Hoa Nghiêm Tam Thánh
4. Tổ A Nan và Ca Diếp
4. Phật bà Nghìn mắt Nghìn tay
Bộ tôn tượng được kế thừa tinh hoa từ tượng Phật bà Nghìn tay Nghìn mắt – Chùa Bút Tháp (Hà Nội) niên đại cuối thế kỷ 17.

Tôn tượng Quan âm Bồ tát Nghìn mắt Nghìn tay ngồi trên con Hắc Long theo lối Tam Tài Giả cao 2.65 mét.
5. Tòa Cửu Long
6. Đức Chúa Ông và hai vị hộ trì ( Già Lam và Chân Tể)
Bộ tôn tượng được tạo hình và sử dụng Y Mão thời Lê Trung Hưng và Nguyễn niên đại cuối thế kỷ 17-19.
7. Đức Thánh Hiền và hai vị hộ trì (Diệm Nhiên và Bà La Môn)
Bộ tôn tượng được tạo hình và sử dụng Y Mão thời Lê Trung Hưng và Nguyễn niên đại cuối thế kỷ 17-19.
8. Địa tạng Vương Bồ tát ngồi trên Đế thính
9. Tam Tổ Trúc Lâm (Phật hoàng Trần Nhân Tông, Tổ Pháp Loa, Tổ Huyền Quang)
10. Tổ Khương Tăng Hội
11. Hộ pháp Khuyến Thiện và Trừng Ác ngồi trên Sấu sóc
12. Tam Tòa Thánh Mẫu