Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng, biểu thị niềm kính ngưỡng đối với Đức Phật.
Tượng Phật khắc họa chân dung, diễn tả hiện thực đời sống con người, đồng thời cũng mang đầy tính siêu thực, trừu tượng với vô vàn chi tiết biến ảo của trí tưởng tượng. Hệ thống tượng Phật trong những ngôi chùa Việt Nam (điển hình ở Bắc Bộ) vô cùng sinh động, bất kỳ pho tượng nào cũng là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, phản ánh suy nghĩ, tâm tưởng của chúng sinh.
Tùy theo tập quán mỗi Quốc gia, Tông phái, Pháp môn, Thời kỳ mà sự thờ phượng bài trí có đôi phần khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ có mục đích chiêm bái hàng ngày.
Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường.
Phần nhiều các chùa bài trí tượng Phật thờ theo nguyên tắc: Tiền Phật, Hậu Linh. Ở trước Chánh Điện thờ Phật, Hậu Liêu thờ Linh, Án giữa thờ Tổ, Án tả hữu dành cho những ân nhân nhà chùa và vong linh ký tự; có nơi vì chật hẹp không có phía sau phải thờ hai bên căn trước.
Chùa tại Việt Nam hầu hết theo phái Đại thừa (Bắc tông) nên có nhiều Tôn tượng. Thông thường mỗi chùa có từ hai đến hàng chục Tôn tượng, có nơi thờ hàng trăm Tôn tượng. Tổ Đình Giác Lâm tại TP. Hồ Chí Minh có 113 pho, Chùa Vạn Phước ở Bà Rịa Vũng Tàu có 24 pho, Chùa Già Lam Cổ Tự ở Hậu Giang có 145 pho, Chùa Mía ở Sơn Tây có 287 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Hà Đông có 153 pho,… Các Tôn tượng thường bài trí theo Bộ, nơi thêm Bộ này nơi bớt Bộ kia, phụ thuộc nhiều vào diện tích của Chính điện.
Trên cơ sở tổng hợp, biên soạn từ một số Bài viết phổ biến kiến thức của tạp chí Di sản Văn hóa và những tài liệu tham khảo chuyên ngành khác, Cơ sở Phúc Minh xin trình bày sơ bộ về Hệ thống tượng Phật thờ trong chùa. Mục đích là giúp Quý vị nhận dạng và nắm bắt được ý nghĩa các Tượng, để từ đó giúp cho việc bài trí, sắp xếp một Phật điện được hợp lý, đúng đắn, đảm bảo tính thiêng cho Chùa cũng như Gia đình.

A. BÀI TRÍ TƯỢNG PHẬT – BỒ TÁT TRONG CHÙA MIỀN NAM
Chùa Miền Nam tôn thờ Ðức Phật Thích Ca hoặc Đức Phật A Di Ðà làm chủ đạo và thường thờ Tổ ngay trong không gian thờ Phật.
Có thể lý giải như sau:
- Phật giáo Tịnh Ðộ Tông tôn thờ Ðức A Di Ðà làm giáo chủ với cách tu Phật dễ nhất, chỉ cần niệm nhiều lần tên A Di Ðà Phật là có thể tu Phật và thành Phật.
- Còn Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống. Ngài giới thiệu Nhân địa và Công hạnh của đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc cho chúng sanh cõi Ta bà được biết, để niệm danh hiệu Ngài mà cầu sanh về cõi đó.
- Với con người Nam Bộ lao động lo cho hiện thực cuộc sống thì Phương pháp niệm “A Di Đà Phật” này là cách hiệu quả nhất để theo Phật.
Một số ngôi chùa Nam Tông chỉ tôn đức Thích Ca trên Phật điện và các vị A la hán dưới hình dạng người Ấn Độ.
Những ngôi chùa Nam Bộ là những không gian phong phú gây lên ấn tượng thiêng liêng về Phật cứu độ chúng sinh, về luân hồi chuyển kiếp, về ở hiền gặp lành.
I- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ TƯỢNG PHẬT THỜ PHỔ BIẾN CHÙA MIỀN NAM

Sơ đồ Bài trí Điện Phật tại Tầng Trệt chùa Vạn Phước – Bà Rịa Vũng Tàu

Sơ đồ Bài trí Điện Phật tại Tầng Trệt chùa Vạn Phước – Bà Rịa Vũng Tàu
- 1: Tượng Phật A di đà: là Giáo chủ tại cõi Cực Lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Tà ba (thế giới ta đang sống) này. Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa.
- 2: Tượng Phật Thích Ca đản sinh mô phỏng lại lúc vừa sinh ra của Ngài
- 3: Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát: Ngài là vị Bồ tát cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi, và nguyện không chứng Phật quả nếu chưa cứu độ hết chúng sinh khỏi địa ngục.
- 4: Tượng Mục Kiều Liên Bồ Tát: theo Phật giáo Bắc Tông, Ngài biết mẹ đang lâm kiếp ngạ quỷ; ông hỏi Phật tổ về cách cứu mẹ. Theo lời Phật, mẹ ngài được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp).
- 5: Tượng Phật Nhập Niết Bàn: Niết bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Theo Phật nguyên thủy, Niết bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si.
- 6-7-8-9-10-11-12: Tượng Phật Dược sư: Các Ngài giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ,…
- 13-14-15: Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề và vị Hộ trì: Ngài là vị Bồ-tát hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, thọ mạng ngắn ngủi.
- 16-17-18: Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Bồ Tát và Hộ trì: một thân biến hóa toàn vẹn của Quán Thế Âm Bồ Tát với Đại Nguyện Từ Bi cứu nạn bạt khổ cho tất cả chúng sinh trong biểu hiện sự cứu độ rộng rãi qua sự hợp nhất của Trí Tuệ (1.000 mắt) với phương tiện Thiện Xảo của Tâm Từ Bi (1.000 tay).
2. TẦNG 2
- 1: Tượng Phật Thích ca (Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật): là Giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống.
- 2: Tượng Địa tạng Vương Bồ tát: xem mục A.II.1
- 3: Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát: Là bậc Ðại Bồ Tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Ngài hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm.
- 4-5-6: Bộ tượng Tây Phương Tam thánh: Bộ tượng này thường thấy trong các chùa Phật thuộc Tịnh Độ Tông bao gồm Phật A di đà – Giữa (Trí), Hai bên là Quan âm Bồ tát (Bi), Đại thế Chí Bồ tát (Dũng). Mục đích: Ba vị này ngự ở cõi Tây Phương Cực Lạc, phóng hào quang để tiếp dẫn chúng sinh về cõi đó.
- 6: Tượng Đại thế Chí Bồ Tát: là vị Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề.
- 7: Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ: còn được gọi là ông Tiêu – một trong những hóa thân của Quan Âm Bồ tát đi diệt trừ ngạ quỷ, cứu độ chúng sinh.
- 8: Tượng Hộ Pháp Vi Đà: Là vị Bồ Tát xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp của Phật Tổ (chứa xá lợi Phật).
- 9: Tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma: là đệ tử và truyền nhân Bát Nhã Đa La, Tổ thứ 27 của nhà Phật

Bộ tượng Tây Phương Tam thánh gỗ Hương nguyên khối, cao 1.95m tại Chánh điện chùa Vạn Phước
B. BÀI TRÍ TƯỢNG PHẬT – BỒ TÁT CHÙA MIỀN TRUNG
I- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ TƯỢNG PHẬT THỜ PHỔ BIẾN CHÙA MIỀN TRUNG
Bàn thờ sư tổ thường được đặt ngay sau bàn thờ Phật tạo thành cách thờ Tiền phật Hậu tổ (đề cao thờ cúng tổ tiên – sư tổ trụ trì chùa, nói lên vị thế quan trọng của con người trong việc mở mang Phật giáo ở Trung Bộ ). Ví dụ như chùa Quốc Ân (Huế), chùa Từ Hiếu ( Huế), chùa Chúc Thánh ( Hội An) đều có dạng chánh điện (hay còn gọi là đại hùng bảo điện) phía trước thờ Phật, phía sau ngăn ra thành gian thờ Tổ hoặc các tăng chúng quá cố.
Nói chung, việc bài trí tượng thờ tại các chùa miền Trung không thống nhất. Các chùa ở Thuận Hoá thường bị ảnh hưởng đậm nét của phong cách Trung Hoa trong việc tạo tác tượng Phật cùng như bài trí Phật điện, nên nhiều chùa không thờ bộ Tam thế mà chỉ thờ Di đà tam tôn ( tam thánh Tây Phương) hoặc thờ độc tôn đức Thích ca (chùa Từ Ðàm). Một số trường hợp đặc biệt khác như chùa có ban thờ Quan Thánh (chùa Quốc Ân), chùa không có ban thờ Tổ như chùa Thánh Duyên – Huế.
Cùng với hệ thống tượng Phật, các tượng thuộc các tôn giáo khác cũng có phần thay đổi. Trong các chùa Huế ta không thấy tượng Bát Bộ Kim Cương hoặc Mẫu liễu hạnh, thay vào đó là thờ Thiên Yana và Tiêu diện. Xu hướng tạc tượng thờ các ông hoàng bà chúa, quan lại nhà Nguyễn đã có công đóng góp xây dựng cho nhà chùa và các vị khai canh khai khẩn tương đối phổ biến ở đây.
Ví dụ ta có thể thấy cách bố trí tượng thờ của chùa Thập Tháp Di đà tại Bình Ðịnh như sau: khu chính điện thờ Tam thế Phật và tượng Phật Quan âm, nhà Phương trượng phía sau thờ sư tổ, khu đông đường và tây đường có nơi thờ phụng sư Nguyên Thiều, các sư trị trì khác và Phật tử.

II. GIẢI THÍCH
- 1-2-3: Tượng Tam Thế Phật: Bộ tượng này gồm có 3 pho, thường được tạc trong tư thế ngồi thiền bán kiết, để chỉ các vị Phật ở Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. – Mục đích: tôn sùng cái hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.
- 4: Tượng Phật Thích ca: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 5: Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 6: Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: là vị Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành cưỡi voi trắng sáu ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho cho trí tuệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).
- 7: Tượng Văn Thù Bồ Tát: Ngài là vị Bồ tát biểu hiện cho sự anh minh về trí tuệ, tượng thờ ngài thường có dạng 5 búi tóc biểu thị cho 5 trí của nhà Phật, cưỡi trên sư tử xanh biểu thị sức mạnh của trí tuệ, tay cầm thanh gươm biểu thị cho 5 lợi hại của trí tuệ.
- 8: Tượng Quan âm Bồ tát: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 9: Tượng Xá lợi Phật: Ngài là một trong hai đệ tử tỳ-kheo gương mẫu nhất của Phật Thích-ca Mâu-ni và được xem là người có “đệ nhất trí tuệ” trong Tăng-già thời Phật sinh tiền
- 10: Tượng Ca Diếp: Ca Diếp có tiếng là hạnh Đầu Đà hay có nghĩa là người tu khổ hạnh nhất. Ca Diếp là đại đệ tử thân tín của Đức Phật, ngài có đầy đủ phước tướng, tư chất thông minh và hết lòng giữ gìn phạm hạnh.
- 11: Tượng Địa tạng Vương Bồ tát: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 12: Tượng Hộ Pháp Vi Đà: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 13: Tượng Già Lam Hộ Pháp (Quan Thánh): là Quan Công – Quan Vân Trường, theo truyền thuyết thì Ngài đã từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và qui y nhà Phật, Phật giáo nêu cao gương trung nghĩa của Ngài mà gọi là Hộ Pháp.
- 14-15-16-17-18-19-20-21-22-23: Tượng Thập Điện Minh Vương: là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.
Tượng tại Chánh Điện chùa Thuyền Tôn ở Thừa Thiên Huế
I- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ĐIỆN PHẬT PHỔ BIẾN CHÙA MIỀN BẮC (CHÙA CỔ)
1. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
Mỗi thời đại thịnh trị đã để lại những di sản Phật Giáo rực rỡ, các nhà khảo cổ gọi đó là những tầng văn hoá. Văn hoá Phật giáo gồm 6 tầng rõ rệt: Văn hoá thời Bắc thuộc (thế kỷ VII-IX);Văn hoá thời Đinh Lê (nửa cuối thế kỷ X); Văn hoá thời Lý Trần (thế kỷ XI-XIV); Văn hoá thời Lê (thế kỷ XV-XVIII);Văn hoá thời Nguyễn (thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX); Văn hoá đương đại (từ năm 1945 trở đi). Xen giữa những tầng văn hoá là thời kỳ khủng hoảng văn hoá: Loạn 12 sứ quân (giữa thế kỷ X); Lê ngoạ triều (đầu thế kỷ XI); giặc Minh xâm lược (đầu thế kỷ XV); giặc Thanh xâm lược (năm 1788); thực dân Pháp xâm lược (1858)… Di sản Phật giáo thuộc những thời kỳ này rất hiếm hoi, các nhà khảo cổ học gọi là “mảng tối văn hoá”, hay “đứt gãy văn hoá”.
Mỗi thời đại thịnh trị đã để lại những di sản Phật Giáo rực rỡ, các nhà khảo cổ gọi đó là những tầng văn hoá. Văn hoá Phật giáo gồm 6 tầng rõ rệt: Văn hoá thời Bắc thuộc (thế kỷ VII-IX);Văn hoá thời Đinh Lê (nửa cuối thế kỷ X);Văn hoá thời Lý Trần (thế kỷ XI-XIV); Văn hoá thời Lê (thế kỷ XV-XVIII);Văn hoá thời Nguyễn (thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX); Văn hoá đương đại (từ năm 1945 trở đi). Xen giữa những tầng văn hoá là thời kỳ khủng hoảng văn hoá: Loạn 12 sứ quân (giữa thế kỷ X); Lê ngoạ triều (đầu thế kỷ XI); giặc Minh xâm lược (đầu thế kỷ XV); giặc Thanh xâm lược (năm 1788); thực dân Pháp xâm lược (1858)… Di sản Phật giáo thuộc những thời kỳ này rất hiếm hoi, các nhà khảo cổ học gọi là “mảng tối văn hoá”, hay “đứt gãy văn hoá”.
Hệ thống tượng Phật ở Bắc Bộ vô cùng đa dạng, không những về loại hình mà còn về chất liệu. Tượng cổ chủ yếu sử dụng các chất liệu: đá, đồng, gỗ, đất sét nung, và đặc biệt là gỗ mít. Theo quan niệm dân gian, đây là loại gỗ “thiêng”, rất được ưa chuộng trong việc chế tác các đồ thờ cúng. Gỗ mít có đặc tính dẻo, mềm, thớ dặm, do vậy tránh được những sơ suất trong khi đục, lại có độ bền cao, ít nứt, dễ gọt. Ngày nay, bên cạnh những nguyên liệu cổ truyền, người ta đã sử dụng cả bê-tông để chế tác tượng, vì nguyên liệu này vừa dễ tạo hình, lại có độ bền cao.
Tượng Phật bằng đá có niên đại sớm nhất hiện còn lưu giữ được ở Bắc Bộ là những pho tượng thời Lý, số lượng ít, và cũng không có pho tượng nào còn nguyên vẹn. Được nhắc tới nhiều nhất là pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích (Bắc Ninh), niên đại 1057. Pho tượng Kim Cương bảo vệ Phật pháp cùng niên đại cũng ở chùa này đã mất đầu và chân, hiện được bảo tồn tại Viện Bảo tàng lịch sử. Chùa Duyên Ứng (Long Đọi – Hà Nam) có pho tượng Kim Cương cao 1,57m; chùa Huỳnh Cung (Hà Nội) có pho tượng A Di Đà, cả hai pho tượng bằng đá thời Lý quý giá này đều đã mất đầu. Tượng thời Lý còn đầy đủ bộ phận hơn cả là hai pho đá chùa Ngô Xá (Nam Định) và chùa La Khê (Hà Tây), chỉ bị vỡ một phần đài sen.
Lần theo sử sách, nhiều tài liệu ghi về việc đúc những pho tượng bằng đồng vào thời Lý, đặc biệt là pho tượng Phật khổng lồ do Minh Không đúc trên núi chùa Quỳnh Lâm – một trong những Thiên Nam tứ đại khí. Nhưng đáng tiếc, pho tượng bằng đồng và gỗ của thời Lý không còn tồn tại được đến ngày nay.
Tượng Phật thời Lý còn sót lại đã hiếm, tượng Phật thời Trần lại càng hiếm hơn. Ngày nay không còn tìm thấy bất cứ pho tượng nào của thời Trần, riêng bệ tượng thì lại vô cùng phong phú. Trong những ngôi chùa cổ ở suốt dọc sông Đáy còn sót lại rất nhiều hương án đá có niên đại cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là những bệ ngồi của tượng, vì ở phía sau không còn chỗ nào để đặt tượng.
Từ thời Hậu Lê trở đi, hệ thống tượng Phật ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng về chất liệu (gỗ, đá, đất, sứ…) lẫn nghệ thuật tạo hình. Niên đại thế kỷ XV, còn lưu giữ được Bộ tượng Tam Thế Phật bằng đá ở chùa Ngọc Khám. Riêng niên đại thế kỷ XVI đã khá phong phú, tượng Phật chủ yếu tạc từ gỗ. Ta gặp những bộ Tam Thế Phật ở chùa Thầy, chùa Ninh Hiệp (Hà Nội); chùa Trà Phương (Hải Phòng)… chùa La Khê (Hà Nội) có tượng Thích Ca tọa thiền. Thế kỷ XVI cũng đã bắt đầu xuất hiện tượng Quán Âm Nam Hải (Thiên Thủ Thiên Nhãn), hiện còn lưu giữ ở chùa Đào Xuyên, chùa Nga My (Hà Nội); chùa Thượng Trưng, chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc); chùa Động Ngộ (Hải Dương). Chùa Phổ Minh (Nam Định) có tượng Quán Âm cứu độ.
Tứ pháp trong 4 ngôi chùa cổ: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện cũng đều là những pho tượng được xác định niên đại thế kỷ XVI. Trước công nguyên, nhân dân ta thờ các vị thần: Mây, Mưa, Sấm, Chớp. Khi đạo Phật truyền vào, đã được dung hòa với tín ngưỡng bản địa, vì vậy bốn vị thần được người dân coi là Phật. Lúc đó trong chùa chưa thờ Phật Thích Ca, mà Tứ pháp là các vị Phật sơ khởi được nhân dân thờ phụng trong chùa. Tương truyền Tứ pháp được Sĩ Nhiếp cho tạc để thờ trong 4 ngôi chùa cổ trên vào thế kỷ thứ III. Trải qua thời gian, những pho tượng từ thời Sĩ Nhiếp đã không còn. Theo các nhà khoa học, Tứ pháp trong 4 ngôi chùa cổ nhất nước ta hiện nay là những pho tượng có niên đại muộn hơn nhiều, vào thời Hậu Lê.
Cùng với hệ thống tượng gỗ, thời Hậu Lê cũng phong phú các pho tượng đá. Nơi lưu giữ nhiều pho tượng đá cổ nhất nước ta có lẽ là chùa Trầm (Chương Mỹ, Hà Tây) với 48 pho tượng đá thời Lê được chế tác công phu, tinh xảo. Từ thế kỷ XVII trở đi, và mặc dù sau đó đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, nhưng thế giới tượng Phật vẫn ngày càng trăm hoa đua nở. Rất nhiều pho tượng mang tính kinh điển đã trở nên thân thuộc với đời sống tâm linh người dân Á Đông: Tòa Cửu Long, Thích Ca tọa thiền, Thích Ca nhập niết bàn, A Di Đà, Tam thế, Di Lặc, Quán Âm tọa sơn, Quán Âm Nam Hải, Tuyết Sơn, Chuẩn Đề, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng, các vị La hán…
Số lượng tượng Phật và nghệ thuật sắp đặt tượng ở mỗi ngôi chùa mang những phong cách khác nhau, nhưng thường tuân theo quy tắc chung. Hai bên tiền đường luôn sừng sững hai pho Hộ pháp với kích thước to lớn khác thường. Tòa Thiêu hương bố trí nhiều lớp tượng cân xứng hai bên. Chính giữa lớp trên cùng của Thiêu hương là tượng Ngọc hoàng, hai bên có Nam Tào và Bắc Đẩu. Nhiều ngôi chùa để tòa Cửu Long tọa lạc ở trung tâm của Thiêu hương, phía trước tượng Ngọc hoàng. Thiêu hương không thể thiếu các tượng Thánh hiền, Đức ông bố trí đăng đối, mỗi pho tượng này lại có thêm 2 pho người hầu. Lớp dưới cùng thường có tượng Tổ và tượng Thổ địa.
Tam bảo của Thượng điện chỉ dành để bài trí tượng Phật nên còn gọi là điện Phật. Hai bên Tam bảo có 2 hàng tượng Thập điện Diêm Vương (mỗi bên 5 pho) nhằm làm tăng sự uy nghiêm cho Phật điện. Tượng ở Tam bảo sắp đặt thành nhiều lớp, trung bình có 5-6 lớp tượng. Mỗi lớp tượng thường có 1 pho hoặc 3 pho, thậm chí 5 pho. Những pho tượng ngự độc lập trên một lớp thường là: Thích Ca, A Di Đà, tòa Cửu Long, Quán Âm thiên thủ thiên nhãn… Những lớp tượng 3 pho thường tạo thành bộ Tam thế Phật, cùng với biến thể Di Đà Tam tôn.
Không tọa lạc ở những vị trí trang nghiêm tối thượng của Tam bảo, chỉ trú dọc 2 dãy hành lang chùa, nhưng hệ thống tượng La hán vẫn mang giá trị thẩm mỹ cao, đầy ắp giá trị hiện thực nhân sinh. La hán tái tạo những con người sắp thành Phật, đang ở cảnh giới trung gian giữa cõi người và cõi Phật. Để đạt thành chính quả, con người phải trải qua muôn vàn gian nan, kiếp nạn. Bởi vậy, các pho tượng La hán chính là tác phẩm để những nghệ nhân xưa truyền tải vào đó những nỗi thống khổ nhất của kiếp người mà họ và biết bao đời đã từng trải qua, quằn quại trong “đêm trường” của xã hội phong kiến.
Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong không gian chùa.
Không có một công thức duy nhất cho bài trí tượng thờ, nhưng có một số điểm chung giữa cách bố trí tượng thờ các chùa đã được các nhà nghiên cứu đã đề cập đến như Trần Lâm Biền, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đăng Duy…
Triết lý vô thường có thể thấy rõ trong bài trí tượng thờ miền Bắc, đó là vạn vật luôn biến đổi, mọi không gian và thời gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai, trong Phật giáo gọi là tam thiên thế giới gồm trang nghiêm đại kiếp (quá khứ), hiền đại kiếp (hiện tại) và tinh tú đại kiếp (tương lai).
Một đặc điểm nổi trội của người Việt là tín ngưỡng đa thần và “vô tôn giáo”, họ đã đưa nhiều thần linh khác vào thờ trong chùa tạo nên các dạng chùa tiền thần hậu phật.

2. GIẢI THÍCH
- 1-2-3: Bộ Tam Thế Phật: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 4-5-6: Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 7-8-9: Bộ tượng Phật Thích Ca và 2 Đại đệ tử A Nan – Ca Diếp: là một giai thoại thiền, ghi lại sự kiện trên núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước mặt đông đảo đại chúng, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết pháp thoại như mọi ngày, mà lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác chẳng ai hiểu gì, duy chỉ có đại trưởng lão Ma-ha Ca-diếp (Mahākāśyapa) mỉm cười. Đức Phật tuyên bố với các thầy tỳ khưu: “Ta có chánh pháp vô thượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tỳ khưu, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh”.
- 10: Tượng Phật Di Lặc: xem giải thích tại Mục B.II-Chùa Miền Trung.
- 11: Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: xem giải thích tại Mục B.II-Chùa Miền Trung.
- 12: Tượng Văn Thù Bồ Tát: xem giải thích tại Mục B.II-Chùa Miền Trung.
- 13-14: Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 15: Tượng A Nan Đà và Ca Diếp: hai vị là 2 Đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ma-ha Ca-Diếp là tổ sư đời thứ nhất, tôn giả A-Nan là tổ sư đời thứ nhì.
- 16: Tượng Bà La Sát: giống như người phụ nữ xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, chuyên ăn thịt uống máu loài người, loài quỷ này còn có hình dáng, hoặc là đầu trâu tay người, hoặc có móng chân trâu, hoặc là đầu nai, đầu dê, đầu thỏ.
- 17: Tượng Diệu Nhiên hay Tiêu Diện Đại Sĩ: còn được gọi là ông Tiêu – một trong những hóa thân của Quan Âm Bồ tát đi diệt trừ ngạ quỷ, cứu độ chúng sinh.
- 18: Tượng Quan âm tống tử: là hình tượng Quan âm Bồ tát bế một cậu bé trai trong lòng Ngài. Ngài ban con cho những gia đình hiếm muộn hay cầu con trai. Ngài cũng cứu độ cho người hữu duyên mà lầm đưỡng, giác ngộ những ác quỷ có ý định hại người.
- 19-20: Tượng Ngọc Nữ và Kim Đồng: hai vị phục vụ cho Quan âm Bồ Tát, Đồng nam còn có tên là Thiện Tài, đồng nữ còn có tên là Long Nữ.
- 21: Tượng Phật Nhập Niết Bàn: Niết bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Theo Phật nguyên thủy, Niết bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si.
- 22-23: Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đế Thích: là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà, phát tâm phù hộ Phật, bảo vệ cho giáo pháp.
- 24: Tượng Tòa Cửu Long: là 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.
- 25: Tượng Thiên lôi
- 26: Tượng Thổ Địa
- 27: Tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma: xem giải thích tại Mục A.II-Chùa Miền Nam.
- 28-29-30-31-32-33-34-35-36-37: Tượng Thập Điện Minh Vương: xem giải thích tại Mục B.II-Chùa Miền Trung.
- 38: Tượng Trừng Ác: khuyến khích chúng sinh làm điều thiện
- 39: Tượng Khuyến Thiện: trừng trị cái ác, cảm hóa cái ác đi đến cái thiện
- 40: Đức Thánh Tăng ( đa số thay bằng Đức Thánh Hiền): Đức Thánh Tăng là Tôn giả Tân Đầu Lô còn Đức Thánh Hiền là Tôn giả A Nan. Ngài A-nan, vị thị giả của Phật, đã trở thành kẻ cứu độ cho các oan hồn, các cô hồn và các chiến sĩ trận vong và đồng bào tử nạn và được tôn thờ như một vị Thánh Hiền độ kẻ ở cõi âm.
- 41: Tượng Giám Chai (đa số thay bằng Đức Chúa Ông) : Giám Chai là một vị thần trông nom việc ăn uống cho chúng Tăng trong chùa, thường thờ ở nhà bếp, vị thần này có hình dáng mặt xanh tóc đỏ. Đức Chúa Ông là ngài Cấp Cô Độc làm nhiều việc thiện và ủng hộ Phật pháp nên dù không phải là Phật nhưng Đức Ông vẫn được thờ tại hầu hết các ngôi chùa, tôn làm Long Thần hộ pháp. Đây là vị thần trông coi, bảo vệ chùa
- 42-43-44-45-46-47-48-49-50: Tượng Bát Bộ Kim Cương: là tám vị Hộ pháp trong Phật giáo Đại thừa trong đó có Phật giáo Việt Nam. Trong tám vị thì ba vị tô mặt trắng nét mặt nhân hậu, năm vị tô mặt đỏ với dữ tợn, để kết hợp hai chức năng “khuyến thiện” và “trừng ác” của thần linh.
Thanh Trừ Tai
Tích Độc Thần
Hoàng Tùy Cầu
Bạch Tịnh Thủy
Xích Thanh Hỏa
Định Trừ Tai
Tử Hiền Thần
Đại Thần Lực.
Điện Phật – Chùa ở Nghệ An
II- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ĐIỆN PHẬT CHÙA MIỀN BẮC THỜI LÊ TRUNG HƯNG
1. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
2. GIẢI THÍCH
- 1-2-3: Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (đức Phật Ca Diếp ở bên trái, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở giữa, đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ở bên phải).
- 4-5-6: Di Đà Tam Tôn: Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahasthamaprapta) ở bên trái; đức Quan Thế Âm Bồ Tát(Avalokitesvara) ở bên phải.
- 7-8-9: Thích Ca Mâu Ni Phật ở giữa, Phổ Hiền Bồ tát ở bên trái, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát ở bên phải
- 10-11-12: Quan âm nhiều tay hoặc Phật mẫu Chuẩn đề ở giữa, Kim Đồng bên trái, Ngọc Nữ bên phải
- 13: Phật Thích Ca đản sinh
- 14: Phạm Thiên hoặc Tứ Bồ tát
- 15: Đế Thích hoặc Tứ Bồ tát
- 16-A: Quan âm Bồ tát Nghìn mắt Nghìn tay ngồi trên Hắc Long Giang
- 17-B: Quan âm tọa sơn
III- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ĐIỆN PHẬT CHÙA MIỀN BẮC THỜI TÂY SƠN
1. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
2. GIẢI THÍCH
- 1-2-3: Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (đức Phật Ca Diếp ở bên trái, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở giữa, đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ở bên phải).
- 4-5-6: Di Đà Tam Tôn: Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahasthamaprapta) ở bên trái; đức Quan Thế Âm Bồ Tát(Avalokitesvara) ở bên phải.
- 7-8-9: Thích Ca Tuyết Sơn ở giữa, Tổ Ca Diếp ở bên trái, Tổ A Nan ở bên phải
- 10-11-12: Di lặc Tam tôn: Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (Maitreya) ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm ở bên trái; Đại Diện Tướng ở bên phải.
- 13- 14: Thập Diện Diêm vương: Tân Quảng Vương, Sở Giang Vương, Diêm La Vương, Ngũ Quan Vương, Biến Thành Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương.
- 15–16: Tượng Kim Cương
IV- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ĐIỆN PHẬT CHÙA MIỀN BẮC THỜI NGUYỄN
1. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
2. GIẢI THÍCH
- 1-2-3: Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (đức Phật Ca Diếp ở bên trái, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở giữa, đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ở bên phải).
- 4-5-6: Di Đà Tam Tôn: Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahasthamaprapta) ở bên trái; đức Quan Thế Âm Bồ Tát(Avalokitesvara) ở bên phải.
- 7-8-9: Thích Ca Tuyết Sơn ở giữa, Tổ Ca Diếp ở bên trái, Tổ A Nan ở bên phải
- 10-11-12: Di lặc Tam tôn: Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (Maitreya) ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm ở bên trái; Đại Diện Tướng ở bên phải.
- 13: Quan âm Bồ tát Nghìn mắt Nghìn tay ngồi trên Hắc Long Giang
- 14: Quan âm tọa sơn
- 15: Tòa Cửu long này được xây dựng theo tích Thích ca sơ sinh – một trong bốn tích quan trọng trong đức Thích Ca ( đản sinh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn)
- 16: Phạm Thiên
- 17: Đế Thích
- 18: Ngọc Hoàng
- 19: Nam Tào
- 20: Bắc Đẩu
- 21-22-23-24-25-26-27-28: Bát Bộ Kim Cương (Vajrapani) gồm có: Thanh Trừ Tai, Tích Độc Nhãn, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tĩnh Thủy, Xích Thanh Hoá, Định Trừ Tai, Tử Hiền và Đại Thần Học.
- 29-30-31: Đức Chúa Ông và Già Lam ở bên trái , Chân Tể ở bên phải
- 32-33-34: Đức Thánh Hiền và Diệu Nhiên ở bên trái, Bà La Môn ở bên phải
- 35: Giám Chai
- 36: Thổ Địa
- 37-38: Thập Diện Diêm vương: Tân Quảng Vương, Sở Giang Vương, Diêm La Vương, Ngũ Quan Vương, Biến Thành Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương.
- 39: Khuyến Thiện
- 40: Trừng Ác
V- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ĐIỆN PHẬT PHỔ BIẾN CHÙA MIỀN BẮC SAU NHIỀU ĐỢT TÔN TẠO, TU BỔ QUA CÁC TRIỀU ĐẠI
Chùa chiền miền bắc hầu hết theo phái Đại thừa (Bắc tông) nên thường có nhiều tượng. Thông thường mỗi chùa có khoảng từ hai đến vài chục tượng, có nơi thờ hàng trăm tượng.
Có nhiều lý do giải thích sự khác nhau về số lượng tượng, trong đó lý do điển hình là: Qua các thời đại, các chùa cổ đã được trùng tu, tôn tạo nhiều đợt, mỗi đợt thường bổ sung thêm tượng thờ. Đồng thời, dân ta lại có thói quen tự tiện “cung tiến” tượng Phật và các tượng khác vào chùa.
1. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
2. GIẢI THÍCH
- 1-2-3: Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (đức Phật Ca Diếp ở bên trái, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở giữa, đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ở bên phải).
- 4-5-6: Di Đà Tam Tôn: Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahasthamaprapta) ở bên trái; đức Quan Thế Âm Bồ Tát(Avalokitesvara) ở bên phải.
- 7-8-9: Thích Ca Tuyết Sơn ở giữa, Tổ Ca Diếp ở bên trái, Tổ A Nan ở bên phải
- 10-11-12: Di lặc Tam tôn: Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (Maitreya) ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm ở bên trái; Đại Diện Tướng ở bên phải.
- 13: Quan âm Bồ tát Nghìn mắt Nghìn tay ngồi trên Hắc Long Giang
- 14: Quan âm tọa sơn
- 15: Tòa Cửu long này được xây dựng theo tích Thích ca sơ sinh – một trong bốn tích quan trọng trong đức Thích Ca ( đản sinh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn)
- 16: Phạm Thiên
- 17: Đế Thích
- 18: Ngọc Hoàng
- 19: Nam Tào
- 20: Bắc Đẩu
- 21-22: Thập Diện Diêm vương: Tân Quảng Vương, Sở Giang Vương, Diêm La Vương, Ngũ Quan Vương, Biến Thành Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương.
- 23: Khuyến Thiện
- 24-25-26: Đức Chúa Ông và Già Lam ở bên trái , Chân Tể ở bên phải
- 27: Trừng Ác
- 28-29-30: Đức Thánh Hiền và Diệu Nhiên ở bên trái, Bà La Môn ở bên phải
- 31-32-33-34-35-36-37-38-39-40-41-42-43-44-45-46-47-48: các vị Tôn Giả: Tân Độ La Bạt La Nọa Xà, Ca Nhạ Ca Phạt Ta, Ca Nhạ Ca Bạt Ly Noa Xà, Tô Tần Đà, Nhạ Cư La, Bạt Đà La, Ca Lý Ca, Phạt Xà La Phất Đà La, Thú Bác Ca, Ban Thác Ca, La Hỗ La, Nà Già Tê Na, Nhân Yết Đà, Phạt Na Bà Tư, A Thị Đa, Chú Đồ Bán Thác Ca. Về sau, có người thêm hai vị Tôn Giả nữa để thành 18, hoặc là Khánh Hữu và Tân Đầu Lư, hoặc là Ca Diếp và Quân Đồ Bát Thán. Bộ tượng này cũng thường được đặt ở hai dãy hành lang trong chùa.
VI- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ĐIỆN PHẬT PHỔ BIẾN CHÙA MIỀN BẮC (CHÙA HIỆN ĐẠI)
1. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG

2. GIẢI THÍCH
- 1-2-3: Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (đức Phật Ca Diếp ở bên trái, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở giữa, đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ở bên phải).
- 4-5-6: Tây Phương Tam Thánh (Di Đà Tam Tôn): Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahasthamaprapta) ở bên trái; đức Quan Thế Âm Bồ Tát(Avalokitesvara) ở bên phải.
- 7-8-9: Phật Thích Ca Niêm hoa vi tiếu ở giữa, Tổ Ca Diếp ở bên trái, Tổ A Nan ở bên phải
- 10-11-12: Di lặc Tam tôn: Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (Maitreya) ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm ở bên trái; Đại Diện Tướng ở bên phải.
- 13: Tòa Cửu long này được xây dựng theo tích Thích ca sơ sinh – một trong bốn tích quan trọng trong đức Thích Ca ( đản sinh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn)
- 14: Quan âm Bồ tát Nghìn mắt Nghìn tay ngồi trên Hắc Long Giang
- 15: Địa tạng Vương ngồi trên Đế thính
- 16: Khuyến Thiện
- 17: Đức Chúa Ông
- 18: Trừng Ác
- 19: Đức Thánh Hiền
- 20-21-22-23-34-25-26: Thất Phật Dược sư


D. CHÙA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
I- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ TƯỢNG PHẬT THỜ PHỔ BIẾN CHÙA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thế kỷ đầu Tây lịch. Phật Giáo Nguyên Thủy, hay còn gọi là Phật giáo Theravada là Giáo Huấn do chính đức Phật thuyết giảng, hoặc là toàn bộ Phật giáo gồm nhiều học phái khác nhau đã phát triển trong khoảng thời gian sau khi Đức Phật tịch diệt cho đến thế kỷ thứ I.
Giáo lý căn bản của Phật giáo Nguyên thủy được các nhà tư tưởng Nguyên thủy giữ trung thành với những lời dạy của đức Phật, được ghi trong năm bộ Nikaya, bằng ngôn ngữ Pali, gọi là Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy.
Dựa vào năm bộ Nikaya, các nhà Phật giáo Nguyên thủy triển khai toàn bộ hệ thống giáo lý mà các vị này tin rằng, đây là lời Phật dạy, hay nói khác hơn đây kinh văn chánh truyền. Trên nguyên tắc, giáo lý Nguyên thủy làm nòng cốt cho việc nhận thức Phật giáo, giúp cho người nghiên cứu không đi sai lệnh Phật pháp hoặc lạc lối trong rừng lý luận mông lung.


Dù được xây dựng theo kiểu nào, được thờ một tượng Phật hay nhiều tượng chư Phật, Bồ tát, Hộ Pháp, La hán … ngôi chùa Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay là nơi chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đất nước, là nơi phản ánh nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa Việt Nam là ngôi nhà văn hóa từ bi hỷ xả của nguời Việt Nam.