DANH SÁCH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
CÁC MẪU TƯỢNG PHẬT CỦA PHÚC MINH
- Mục đích đăng ký Bản quyền: Ghi nhận Tâm huyết và Công sức Sáng tạo của Phúc Minh, Chỉ rõ Xuất xứ Nguồn gốc mẫu tượng, Cấp phép và Kiểm soát việc Sử dụng Mẫu tượng miễn phí cho các Làng nghề tạc tượng Phật Việt Nam (Phúc Minh sẽ công bố Danh sách Cơ sở được sử dụng mẫu tượng trên trang Web)
- Nơi cấp: Cục Bản quyền Tác giả – Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch.
- Tác giả đồng thời là Chủ sở hữu: Nguyễn Ngọc Phương
- Chức vụ: Quản lý Điều hành
- Địa chỉ: Tiểu phân Xưởng Sáng tác và Phát triển Mẫu – Tượng Phật gỗ Phúc Minh
- Quốc tịch: Việt Nam
- Số điện thoại: 092.44.77777
- Bảo hành: 10 năm (xem Chứng nhận bảo hành tại đây)
Lý do đăng ký Bản quyền:
Qua hàng trăm năm, sản phẩm của làng nghề tạc tượng Phật Việt Nam chủ yếu làm theo các mẫu truyền thống hoặc làm theo mẫu của nước ngoài do các khách hàng mang tới.
Phần lớn doanh nghiệp vẫn đang bị động trong tìm kiếm, sáng tạo, thiết kế mẫu mã sản phẩm. Đây là tình trạng chung của các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhất là cơ sở quy mô nhỏ.
Việc hạn chế về nguồn lực, các cơ sở này không dám đầu tư đội ngũ thiết kế riêng. Họ thiếu điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu của Chư tôn Thiền đức và Phật tử; mặt khác nếu họ bỏ công sức đầu tư thiết kế mẫu mã bài bản, thì chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị các cơ sở khác làm nhái, do vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn lỏng lẻo.
Do đó, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề tạc tượng Phật rất cần sự hỗ trợ của các bên trong việc cải thiện, sáng tạo mẫu mã sản phẩm hoặc một số Doanh nghiệp làm đầu tàu, nghiên cứu, dẫn dắt thị trường và chia sẻ kho mẫu được Chư Tôn Thiền Đức và Phật tử hay thỉnh.
Những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả?
I. Những hành vi sau bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
II. Hành vi vi phạm Quyền tác giả xử lý như sau, theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP
“Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”