Mẫu Tượng Chuẩn Đề, mẹ của các Phật, bảo hộ mệnh yểu

A. TƯỢNG CHUẨN ĐỀ:

Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn là Cundì, Cunïdïhi(चुन्दी), tên chữ Hán là Thất Câu Chi Phật Mẫu hay Thất Câu Đê Phật Mẫu, Chuẩn Đề Bồ Tát. Ngài là một trong lục quan âm của Phật giáo, trong Tạng Giới Man Đa La ghi Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện.

Chuẩn Đề là một vị bồ tát trong trường phái Đại thừa, và đặc biệt được nhắc đến nhiều trong Kim cương thừa. Bà được xem là Bhagavathi (trong tiếng Phạn có nghĩa là “nữ thần”), hay “mẹ của các Phật”, và thường được xem là ngang hàng với Quán Thế Âm.

Chuẩn Đề được dịch ý là Hộ Trì Phật Pháp và là vị Bồ Tát thường đi lại trong Thế Gian để đập nát các Hoặc Nghiệp của tất cả chúng sinh, khiến cho kẻ đoản mệnh được thọ mệnh lâu dài, tăng tiến Phước Tuệ, đời đời xa lìa nẻo ác, mau chóng phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) và viên mãn mọi ước nguyện.

Ý nghĩa này thường được đại chúng nhận biết nhiều qua các công năng của Thần Chú Chuẩn Đề ghi trong các Kinh Quỹ.

B. LỜI GIẢNG GIẢI CỦA PHẬT THÍCH CA VỀ TÁC DỤNG CỦA VIỆC TỤNG BÀI CHÚ CHUẨN ĐỀ:

Trong bộ kinh Chuẩn Đề Đà la ni kinh (Cundī Dhāraṇī Sūtra), Đức Phật Thích Ca cũng giảng giải về tác dụng của việc tụng bài chú Chuẩn Đề. Bài chú được cho là gắn với khả năng thanh tịnh, nâng đỡ trong tự nhiên và liên quan chặt chẽ đến việc giải thoát cho bản thân.

“ Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.

Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh”.

C. TÔN TƯỢNG CHUẨN ĐỀ:

I. HÌNH DÁNG

Tôn Tượng Chuẩn Đề có nhiều dạng: 4 tay, 6 tay, 14 tay, 18 tay… nhưng thông thường người ta hay thờ phụng Tượng Chuẩn đề 18 tay.

Thất Câu Đê Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (do Tam Tạng BẤT KHÔNG dịch) có ghi:

“Tượng Phật Mẫu với thân màu trắng vàng, ngồi Kiết Già trên hoa sen, thân tỏa hào quang tròn có dính hạt thóc nhẹ như áo của 10 Ba La Mật Bồ Tát, phía trên bên dưới đều tác màu trắng. Lại góc áo khoác ngoài (Thiên Y) có quấn anh Lạc, đội Mão Trời, cánh tay đều đeo vòng xuyến. Đàn Tuệ (2 bàn tay) đều đeo vòng báu.

Mặt Tượng Chuẩn đề ấy có 3 mắt, 18 cánh tay. Hai tay bên trên tác tướng Thuyết Pháp

Bên phải:

  • Tay thứ hai tác Thí Vô Úy,
  • Tay thứ ba cầm cây Kiếm,
  • Tay thứ tư cầm vòng hoa báu,
  • Lòng bàn tay thứ năm cầm Cụ Duyên Quả,
  • Tay thứ sáu cầm cây Búa,
  • Tay thứ bảy cầm Móc Câu,
  • Tay thứ tám cầm chày Kim Cương,
  • Tay thứ chín cầm Tràng Hạt.

Bên trái:

  • Tay thứ hai cầm cây Phướng báu Như Ý,
  • Tay thứ ba cầm Hoa Sen hồng hé nở,
  • Tay thứ tư cầm Quân Trì,
  • Tay thứ năm cầm Sợi Dây,
  • Tay thứ sáu cầm Bánh Xe,
  • Tay thứ bảy cầm Thương Khư (Śaṅkha:Vỏ ốc),
  • Tay thứ tám cầm Hiền Bình,
  • Tay thứ chín cầm rương Kinh Bát Nhã.

Thông thường Tôn Tượng Chuẩn đề 18 tay của Chuẩn Đề Bồ Tát được thờ phượng chung với Đức Phật (hoặc cái lọng báu) ở trên đỉnh đầu.

II.  HÌNH TƯỢNG CHUẨN ĐỀ CỦA XƯỞNG PHÚC MINH

Tôn tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, gỗ Hương cao từ 81cm-3,6 mét của CS Phúc Minh, phiên bản duy nhất Việt Nam

Tôn tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, gỗ Hương cao từ 81cm-3,6 mét của CS Phúc Minh, phiên bản duy nhất Việt Nam

tac-tuong-phat

III. Ý NGHĨA PHÁP VẼ CHUẨN ĐỀ

Phía trên bên dưới tranh vẽ toàn là màu trắng: Biểu thị cho sự hiển bày Pháp Đại Bi trắng tịnh để hóa độ chúng sinh

Mọi thứ trang sức trên thân: Biểu thị cho hiện tượng Bồ Tát đi vào dòng sinh tử dùng phiền não để hiển thị Bồ Đề.

Mặt có 3 mắt : Hiện Phật Nhãn, Pháp Nhãn, Tuệ Nhãn biểu thị cho nghĩa Ba Đế chẳng dọc chẳng ngang, nhất như bình đẳng.

Thân có 18 tay: 

Hai tay thứ nhất: tác tướng thuyết Pháp biểu thị cho sự hiển bày Phật Pháp hóa độ chúng sinh. Còn lại tám tay bên trái biểu thị cho Mê Giới và tám tay bên phải biểu thị cho Phật Giới .

Hai tay thứ hai: Tay trái cầm Phướng báu tượng trưng cho Tâm Bồ Đề vốn có nơi mọi chúng sinh mà chẳng tự biết . Nay dùng tay Thí Vô Úy bên phải gia trì khiến cho hiển đắc Tâm Bồ Đề đó .

Hai tay thứ ba: Tay trái cầm hoa sen tượng trưng cho Bản Thể vô cấu nhiễm vốn có của mọi chúng sinh, nhưng do dựa vào phiền não ngăn trệ mà dư Tập khí chưa hết nên chẳng hiển lộ được vạn đức . Nay dùng cây kiếm sắc bén bên phải tượng trưng cho Đẳng Giác của Phật giới, một lần chuyển kiếm chém đứt dư Tập khí ấy khiến cho hoa sen thanh tịnh nở bày những cánh hoa vạn đức vạn thiện .

Hai tay thứ tư: Tay trái cầm bình Quân trì chứa nước Táo quán (Nước rưới vảy) tượng trưng cho Trí Tuệ vốn có của chúng sinh. Nhưng do không có Phước, không có trí như đất khô cằn chẳng có nước thấm ướt nên mầm giống Bồ Đề chẳng thể sinh trưởng được, đây tức là dựa vào phiền não mà chẳng thể phát sinh Trí Tuệ. Nay dùng tay phải cầm Tràng hạt gia trì khiến cắt đứt 108 phiền não để cho hiển đắc được nước Trí Tuệ của Như Lai rưới thấm ướt đất tâm khô cằn. Nước ấy là Đức của Trí Thủy chứa trong bình Quân Trì vậy .

Hai tay thứ năm: Tay trái cầm sợi dây tượng trưng cho sự ràng buộc cột trói chúng sinh trong nhà sinh tử, sự ràng buộc này thiên về Thức thứ tám (Ālaya-vijñāna).

Tay phải cầm Cụ Duyên Quả (Bīja-pūraka: Tử Mãn Quả) tượng trưng cho thức thứ tám là thức của tâm. Nhiều hạt giống của Pháp ở ngoài Tâm được thu nạp vào mà chẳng bị hư hoại hao tổn, lại tùy ý khiến sinh ra sự xoay chuyển làm cho Thức thứ tám lưu chuyển, chứng đắc được cảnh giới Đại Viên. Khi ấy tất cả năm ấm thuộc chủng tử
trong Thức thứ tám đều bị thiêu hủy hết nên A lại gia hiển bày Tâm Tĩnh Bồ Đề vô cấu nhiễm giống như đẳng hư không. Như vậy, dùng Cụ Duyên Quả gia trì chuyển Thức thành Trí thì dây nghiệp bị thiêu cháy hết mà ngưng nghỉ sự luân chuyển của sinh tử bản hữu .

Hai tay thứ sáu: tay trái cầm Bánh xe tượng trưng cho sự luân chuyển trong ba cõi sáu đường của các chúng sinh. Tay phải cầm cây búa là lợi khí đập nát. Nay dùng búa lớn đập nát bánh xe luân chuyển khiến nó trở thành Đức Luân Viên Cụ Túc của Như Lai .

Hai tay thứ bảy: Tay trái cầm Thương Khư (Śaṅkha) là vỏ ốc trong biển tượng trưng cho chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ sinh tử . Nay tay phải cầm Đại Bi Câu (Móc câu Đại Bi) tiếp dẫn khiến cho đến được bờ bên kia là Niết Bàn an lạc .

Hai tay thứ tám: tay trái cầm Hiền Bình tượng trưng cho sự hòa hợp của Sắc
(Rūpa) Tâm (Citta) là nẻo sinh tử, nước trong bình tượng trưng cho sự nắm giữ tội của ba nghiệp mà lưu chuyển không cùng. Nay tay phải dùng Bạt Chiết La Tam Cổ Xử (Chày Tam Cổ Kim Cương) phá nát ba nghiệp ấy mà chan đứng dòng sinh tử.

Hai tay thứ chín: Tay trái cầm Bát Nhã Phạm Khiếp là Trí Thức sở nạp trong Tâm, do chẳng tự biết nên phải bị trầm luân trong biển khổ. Nay tay phải dùng Bảo Man (Vòng hoa báu) gia trì khiến khai phát Bản Trí ấy. Bảo Man là Tâm Tính Nghiêm vậy.

Do các nghĩa này mà Chuẩn Đề (Cuṅdhe) còn được dịch ý là MINH hoặc Diệu Giác . Đây là thành quả của Tuệ Ba La Mật và là điều kiện căn bản để phát sinh Chư Phật vậy .

XIN DÀNH 01 PHÚT XEM VIDEO NHẬN XÉT CỦA ĐĐ THÍCH CHÚC MINH, CHÙA VẠN PHƯỚC, TỈNH VŨNG TÀU, ĐI 1700KM TỚI HÀ NỘI ĐẶT TƯỢNG PHẬT CỠ LỚN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *