Bồ Đề Đạt Ma là ông tổ của phái Thiền tông trong Phật giáo Đại thừa, được tôn là “ông tổ Đạt Ma”.
- Tích Tổ Đạt Ma vượt sông bằng một ngọn cỏ lau
Thời Lương Vũ Đế (464 – 549) (Nam Triều), Bồ Đề Đạt Ma từ nước Thiên Trúc vượt biển đến Trung Thổ. Đến Nam Hải được Huyện lệnh Quảng Châu là Tiêu Ngang đón tiếp và tâu lên vua, Võ Đế sai sứ giả đến đón. Đến ngày một tháng mười năm sau thì đến Nam Kinh.
Theo ghi chép trong “Bích nham lục”: “Đạt Ma nhìn từ xa thấy vùng đất này có căn tính của Phật liền quyết định vượt biển đến truyền tâm ấn khai mở; bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”.
Đạt Ma nghe nói Lương Vũ Đế tin Phật pháp liền đến Kim Lăng giảng pháp.
Tương truyền, khi gặp Đạt Ma, Hoàng đế Vũ Đế đã hỏi ông: “Sau khi ta lên ngôi, đã xây không biết bao chùa chiền và tạo nơi ở cho các thầy tu. Ta đã tích được bao nhiêu công đức?”.
Bồ Đề Đạt Ma đã trả lời: “Không có công đức”.
Hoàng đế lại hỏi ông tại sao. Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Đó là bởi vì sự thiếu sót. Mặc dù nó trông có vẻ ông có công đức, nhưng lại không phải là công đức thật”.
Vũ Đế hỏi tiếp: “Vậy thì công đức thật sự là gi?”.
Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Sống mà không có lo lắng và không có suy nghĩ gì trong tâm. Loại công đức này không thể cưỡng cầu”.
Hoàng đế lại hỏi: “Điều quan trọng nhất của Phật Pháp là gì?”.
Bồ Đề Đạt Ma nói: “Khi một người có ràng buộc, thì không đắc được Phật Pháp”.
Nhưng dường như Lương Vũ Đế không thể lĩnh ngộ được những lời của Đạt Ma, thế là Đạt Ma liền rời Giang Nam.
Ông đã dùng một cọng lau để vượt sông Dương Tử và đã đi đến miền Nam của Ngụy. Rồi ông đi đến Lạc Dương (tại tỉnh Hà Nam) và đã tu luyện tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn. Ông đã thiền định trong suốt 9 năm.
Vì Đạt Ma ông đứng trên cây lau vượt qua sông Trường Giang, từ đó có điển tích “vượt sông bằng cây lau” (nhất vĩ độ giang).
2. Tích Tổ Đạt Ma quẩy một chiếc hài cỏ
Nhiều vị hỏi Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh, tại sao tượng Tổ Đạt Ma chỉ quẩy 1 chiếc hài cỏ? Tại sao không phải là một đôi hài mà lại là một chiếc hài?
Truyện kể rằng, 3 tháng sau khi Ngài viên tịch, có ông Tấn Công đời nhà Đường trên đường đi sứ Tây Vực về gặp Đạt Ma trên vai quẩy một chiếc hài. Ông Tấn Công hỏi Ngài đi đâu, Ngài nói ta đi về Tây. Sau đó, Tấn Công về tâu lại với vua, khi đào phần mộ của Đạt Ma sư tổ lên thì chỉ còn lại một chiếc hài. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ Quẩy một chiếc giày xuất hiện từ đó. Mặc dù câu chuyện còn khá nhiều bí ẩn nhưng ý nghĩa của tượng Tổ Đạt Ma quẩy một chiếc hài vẫn tồn tại và được lưu truyền rộng rãi.
Hình ảnh một chiếc hài như muốn nói lên rằng, cuộc đời thực sự cũng chỉ là một cõi đến đi mà thôi. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ cùng chiếc hài này cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian – Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giày lên vai là biểu trưng của sự giác ngộ.
Người ta cho rằng, Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc hài mang ý nghĩa: “Chiếc hài để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt.”
Còn chiếc hài được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh sư tổ Đạt Ma quẩy chiếc giày cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.
Đây là hình ảnh có tính biểu tượng Phật giáo, và được lựa chọn để sử dụng làm tượng Tổ Đạt Ma thờ trong nhà Tổ. Tuy nhiên khi sử dụng cho các Chùa tại Việt Nam, để gần gũi và mang tính thẩm mỹ cao hơn

Tôn tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma đục theo mẫu tranh vẽ cổ tại miền Nam Việt Nam

Tôn tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma đục theo mẫu tranh vẽ cổ tại miền Nam Việt Nam

Tôn tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma đục theo mẫu tranh vẽ cổ tại miền Nam Việt Nam
, tượng sử dụng đứng trên cành trúc thay vì ngọn cỏ lau.

Tôn tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma đục theo mẫu tranh vẽ cổ tại miền Nam Việt Nam