
A. PHẬT THÍCH CA
Phật Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni Buddha) là một nhà hiền triết và đạo sư Ấn Độ cổ đại. Ngài sinh khoảng năm 624 trước Công nguyên và nhập Niết-bàn khi 80 tuổi (năm 543 TCN), trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Kapilavastu (hv. Ca-tì-la-vệ, zh. 迦毘羅衛) thuộc Nepal ngày nay.
Cha của Ngài là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Maya (sa., pi. māyādevī), sinh ra Ngài trong khu vực vườn Lumbini (hv. Lâm-Tỳ-Ni, zh. 嵐毘尼), một thị trấn thuộc Ấn Độ.
Xã hội trong thời kỳ này phân hóa về tư tưởng rất phức tạp và bao gồm nhiều đẳng cấp xã hội, đạo Bà-la-môn đang hưng thịnh, những giai cấp thấp bị khinh rẻ và không được luật pháp bảo vệ.
Có nhiều truyền thuyết về Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng vào bụng mình. Thái tử sinh ra từ hông phải của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất nói:
Aggo `ham asmi lokassa, Jeṭṭho `ham asmi lokassa, Seṭṭho `ham asmi lokassa, Ayam antimā jāti,Natthi dāni punabbhavo. Trên trời dưới đất. Kiếp này là kiếp cuối cùng. Như lai đoạn tận gốc rễ vô minh sinh tử. (Trích Phật học phổ thông HT Thích Thiện Hoa).
Ngay lúc sinh ra, Ngài đã có Ba mươi hai tướng tốt. Các nhà tiên tri cho rằng Ngài sẽ trở thành một đại đế hay một bậc giác ngộ.
Năm 35 tuổi, Đức Phật ngồi dưới gốc một cây Bồ-đề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng và nguyện sẽ nhập định tìm nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày thiền định—mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu Ngài đạt giác ngộ và thành Phật.
Ngài bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Ngài đã giảng Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Duyên khởi,quy luật Nhân quả (Nghiệp) và nhiều bài pháp khác.
Đức Phật đã đề xướng con đường Trung đạo (Majjhimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Những lời giáo pháp của ông đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo. Đức Phật được tín đồ coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, và đã truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho chúng sinh để chấm dứt khổ đau, đem lại an vui cho họ. Hàng loạt những bản kinh ghi lại lời dạy của ông được ghi lại qua truyền miệng và được viết thành sách 400 năm sau đó.
Mặc dù cuộc đời Đức Phật Thích Ca có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học đều nhất trí công nhận Ngài là một nhân vật lịch sử và người đã khai sáng Phật giáo.
Từ thuở Vua Ưu Điền vì thương nhớ Đức Phật, nên tạo tượng Đức Phật Thích Ca để chiêm ngưỡng, đó là khởi điểm cội nguồn của pháp tạc tượng Đức Phật tôn thờ chiêm ngưỡng ở nhân gian. Trong Kinh Đại Thừa Tạo Tượng Công Đức chép: “Khi Vua Ưu Đà Diên tạc tượng Phật Thích Ca… Phật dạy ông đã làm việc vô lượng lợi ích công đức, là người đầu tiên tạo nên phép tắc này, người đời sau sẽ học theo ông, tạo hình tượng Phật, để được phước đức vô cùng to lớn…”.

Tùy theo tập quán mỗi Quốc gia, Tông phái, Pháp môn mà Tượng Phật Thích Ca có sự khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ có mục đích chiêm bái hàng ngày.
Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh xin giới thiệu các Tôn tượng Phật Thích ca đã hoàn thiện.
B. HÌNH ẢNH ĐỨC PHẬT THÍCH CA, XƯỞNG PHÚC MINH TẠC
I. SỰ KHÁC BIỆT CỦA ĐẶC ĐIỂM KHUÔN MẶT TƯỢNG PHẬT DO XƯỞNG PHÚC MINH TẠO TÁC

II. TƯỢNG ĐỨC PHẬT Y LỐI THIỀN TÔNG






III. TƯỢNG ĐỨC PHẬT Y LỐI HOA TÔNG
IV. TƯỢNG ĐỨC PHẬT TỊNH ĐỘ TÔNG (KAMAKURA)



V. TƯỢNG ĐỨC PHẬT Y LỐI BẮC TÔNG THẾ KỶ 19


VI. TƯỢNG ĐỨC PHẬT GANDHARA- NAM TÔNG


VI. TƯỢNG ĐỨC PHẬT MATHURA- NAM TÔNG

VII. TƯỢNG ĐỨC PHẬT Y THEO LỐI MẬT TÔNG


VIII. TƯỢNG ĐỨC PHẬT NIÊM HOA VI TIẾU
C. MỘT SỐ VIDEO TẠC TƯỢNG PHẬT THÍCH CA TẠI XƯỞNG
